Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Bí quyết marketing các sản phẩm từ Starbucks

Khi bạn tạo một USP thì cũng chính là lúc bạn tập trung vào kinh nghiệm mua tưởng tượng cuối cùng của khách hàng, doanh nghiệp của bạn theo nghĩa đen trở thành vương quốc trung gian giữa tưởng tượng và thực tế.
Bí quyết marketing sản phẩm từ Starbucks

Hiện nay, Starbucks là một trong những thương hiệu mạnh nhất trong lĩnh vực ẩm thực quốc tế với hàng chục ngàn cửa hàng cùng hàng trăm ngàn nhân viên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi mới thành lập vào năm 1971, Starbucks cũng chỉ là một quán bán hàng tổng hợp: từ cà phê rang xay, trà và gia vị với chưa đến 10 nhân viên.
Bắt đầu từ hành trình định vị thương hiệu
Năm 1982, Howard Schultz gia nhập Starbucks với vị trí là Giám đốc marketing và đã cố thuyết phục ban lãnh đạo của Starbucks chuyển đổi mô hình từ một quán bán cà phê rang xay thành café-bar theo kiểu Ý. Đó cũng là lúc Starbucks bắt đầu định vị để trở thành thương hiệu cà phê cao cấp. Sau này, ông đã dần dần phát triển nó thành định vị rộng hơn - "nơi chốn thứ 3”, sau gia đình và nơi làm việc.
Với sự phát triển của mô hình fastfood, Howard Schultz kết hợp chuỗi quán Starbucks với mô hình đồ ăn nhanh: cà phê mang đi bán kèm cùng một số loại đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, điều này đã khiến cốt lõi “cà phê” của Starbucks bị phai mờ. Khách hàng phàn nàn vì cà phê ngày càng tệ nên Howards Schultz đã nhanh chóng và quyết liệt loại bỏ những đồ ăn nhanh không phù hợp ra khỏi thực đơn, đồng thời đóng cửa toàn bộ các cửa hàng Starbucks để đào tạo lại nhân viên cách pha cà phê.
Trong một bài viết mới đây trên trang Entrepreneur, tác giả, diễn giả Perry Marshall (người sáng lập kiêm Chủ tịch của Perry S. Marshall & Associates) nhớ lại, vào khoảng năm 1992, cà phê của Starbucks có giá 65 xu và được phục vụ trong một cốc xốp. Hương vị của nó chẳng khác gì cà phê pha bằng máy của Folgers, và không gian chẳng có vẻ gì là lãng mạn.
Và khi nhiều người còn hoài nghi, thậm chí mỉa mai về tham vọng biến ly cà phê Starbucks thành một thức uống hảo hạng và được nhiều người lựa chọn, người đứng đầu Starbucks đã quyết định phải có những bước đi táo bạo.
Ngay sau đó, một cửa hàng với không gian đậm tính nghệ thuật đã xuất hiện cùng 5 loại cà phê espresso. Egg Nog Latte cho những ngày nghỉ, Americano, Cappucino và Mocha được pha chế cùng với các loại hương vị khác nhau như vani, hạt phỉ, hạnh nhân và cà phê Amaretto với kem Ailen.
Điều đặc biệt là ở quán này chỉ có nhân viên pha chế mà không có nhân viên phục vụ hay bồi bàn. Do đó, khách có thể thoải mái trò chuyện, đọc sách và thư giãn. Chính ý tưởng này là sự khởi đầu đưa Starbucks trở thành thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới với doanh thu hàng tỷ USD.
Starbucks đã xây dựng được một tầm nhìn chiến lược rất rõ ràng, khi cung cấp một cốc cà phê sang trọng chỉ với giá 2 USD - mức giá mà nhiều người có thể mua được. Howard Schultz từng nói rằng nếu một người có thể bỏ ra 2 USD để mua một chiếc bánh hamburger tại cửa hàng của Mcdonalds, thì họ cũng có thể bỏ 2 USD để mua một cốc cà phê. Chiếc hamburger chỉ là một bữa trưa bình dân nhưng một ly cà phê Starbucks lại là một thứ hảo hạng và sang trọng.
Ngày nay hàng triệu khách hàng tại Larry Lunchbox (Florida, Mỹ) sẵn sàng bỏ ra khoảng 15 phút mỗi sáng đi làm để có được một cốc cà phê đặc biệt của Starbucks.
Bài học quảng bá sản phẩm
"Năm 1992 nếu bạn muốn viết một quảng cáo cho cà phê có lẽ sẽ không có nhiều điều để nói. Nhưng các công ty như Starbucks đã nâng cao đáng kể giá trị của một mặt hàng bằng cách tái phát minh ra nó. Bây giờ có nhiều điều để nói", Perry Marshall nói.
Perry Marshall gọi việc tái phát minh ra một loại hàng hóa để tạo ra một trải nghiệm đặc biệt là "làm widget" và việc tạo ra một "phụ tùng" với sản phẩm một cách tự nhiên là một USP (lợi điểm bán hàng độc nhất).
Một khi bạn có một USP, nó đột nhiên trở nên dễ dàng để tiếp thị bản thân, để kể câu chuyện của bạn. Nếu bạn không có một USP, bạn chỉ là một chàng trai với những gói bột cà phê trị giá nhiều đô la. Khi đó bạn cần phải trả lời được câu hỏi: "Nếu một ai đó có những hình ảnh tưởng tượng về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiêp của bạn thì nó sẽ như thế nào?".
Tưởng tượng luôn là một thuật ngữ tương đối, và nó luôn cần phải hướng đến một hình ảnh tốt đẹp hơn. Do đó, để khách hàng luôn có ấn tượng tốt về sản phẩm, bạn phải tập trung giải quyết những vấn đề phát sinh làm thỏa mãn khách hàng, đồng thời làm thêm 2 việc sau đây:
Thứ nhất, phải làm cho sản phẩm thuận tiện để mang đi (nhất là sản phẩm take away) cùng nhiều gói khác nhau nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng khi tiếp cận sản phẩm của bạn.
Thứ hai, hãy nói với khách hàng về điều đó. Đưa cho khách hàng đường dây nóng để họ luôn được giải đáp về sự đặc biệt của sản phẩm, về giá cả và những băn khoăn khi sử dụng. Đó là cách bạn đưa câu chuyện bán hàng của mình đến với khách hàng.
Hãy nói với họ chi tiết cách thêm sự chú ý của mình vào những điều nhỏ tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Điều này trở thành một phần của câu chuyện bán hàng của bạn.
Khi bạn tạo một USP thì cũng chính là lúc bạn tập trung vào kinh nghiệm mua tưởng tượng cuối cùng của khách hàng, doanh nghiệp của bạn theo nghĩa đen trở thành vương quốc trung gian giữa tưởng tượng và thực tế.
Mọi người sẽ đọc quảng cáo của bạn vì nó khơi gợi đúng điều mà họ đang tưởng tượng và tiếp theo đó họ sẽ tìm đến và mua sản phẩm của bạn. Do đó nếu bạn thực sự có thể đưa ra một sản phẩm mà khách hàng mong muốn với giá cả hợp lý thì họ sẽ sẵn sàng chấp nhận nó. 

4 lưu ý khi xây dựng thương hiệu nhờ truyền thông xã hội

Những thông tin đăng tải sẽ nhận nhiều nhận xét từ khách hàng, cả khen lẫn chê. Điều quan trọng để người đọc cảm thấy họ được tôn trọng là doanh nghiệp phải phản hồi nhanh chóng, tạo cầu nối trực tiếp giải đáp các thắc mắc. Khi đó, khách hàng sẽ tin tưởng vì doanh nghiệp không né tránh những vấn đề nêu ra.


Theo nghiên cứu về tiếp thị truyền thông xã hội do Social Media Examiner thực hiện, có đến 92% các nhà tiếp thị cho rằng, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá công ty.4 lưu ý xây dựng thương hiệu nhờ truyền thông xã hộiLượng người dùng sử dụng các công cụ trực tuyến để tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm ngày càng tăng. Vì vậy, xây dựng thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông xã hội là điều cần thiết. Dưới đây là những điểm cần chú ý để xây dựng và phát triển chiến lược truyền thông này một cách hiệu quả.
1. Chọn nền tảng phương tiện truyền thông xã hội phù hợp
Hiện có rất nhiều nền tảng truyền thông xã hội nên các nhà tiếp thị khá "đau đầu" để chọn ra giải pháp tốt nhất. Nếu chỉ chọn một nền tảng thì khả năng thông tin lan truyền quá mỏng, nhưng khi triển khai trên nhiều mạng xã hội khác nhau sẽ khó tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như làm loãng mục tiêu chính. Vì vậy cần phân tích kỹ mỗi nền tảng phù hợp với cách thức tiếp cận nào, phân khúc người dùng nào để đưa ra quyết định.
Đơn cử như Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 1,55 tỷ người dùng cùng hàng loạt công cụ hỗ trợ phát triển kinh doanh. Với những người mới bắt tay xây dựng thương hiệu qua phương tiện truyền thông thì đây là nền tảng thích hợp. Bên cạnh chia sẻ hình ảnh, video và thông tin không hạn chế, người dùng còn có thể tận dụng những công cụ quảng cáo miễn phí để thúc đẩy quảng bá thương hiệu.
Trong khi đó, Twitter là nơi thú vị để đăng tải các tin tức cập nhật, video, hình ảnh, thực hiện thăm dò ý kiến.... Đây là một trong những mạng xã hội có tính tương tác cao nhất, quy tụ hơn 320 triệu người dùng trên toàn thế giới. Do vậy, nhiều thương hiệu chọn Twitter để tiếp thị cũng như triển khai và xử lý dịch vụ khách hàng.
Pinterest cũng là một trong những mạng xã hội giúp xây dựng thương hiệu hiệu quả. Nền tảng này cung cấp các biểu mẫu kỹ thuật số giúp người dùng tạo ra những bộ sưu tập hình ảnh theo từng chủ đề khác nhau, kết nối được cả với Facebook và Twitter. Nhờ đó nó tạo được mạng lưới đông đảo, thu hút người dùng thành từng nhóm sở thích cụ thể, ví dụ như những phụ nữ thích các chủ đề liên quan đến thời trang, thực phẩm, làm đẹp hay tập thể dục.
2. Tạo sự nhất quán về hình ảnh truyền thông
Hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Cần thiết kế logo, tên thương hiệu cũng như hình ảnh cá nhân dễ nhận biết, không rắc rối, cầu kỳ. Có thể tạo bản sắc độc đáo thông qua sử dụng màu sắc cuốn hút, nổi bật, đơn giản nhưng vẫn thể hiện được chi tiết và thông tin tổng thể.
Một điều quan trọng là tất cả những hình ảnh này phải truyền tải một cách nhất quán và thông suốt, nếu thực hiện chiến dịch truyền thông trên nhiều mạng xã hội khác nhau.
3. Tạo nội dung có giá trị và thu hút người đọc chia sẻ
Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi đăng tải nội dung mà không quan tâm người dùng có đọc hay không, hoặc đưa tin chỉ do sức ép thời gian, muốn lượng thông tin thể hiện trên trang thật nhiều. Thay vào đó, doanh nghiệp nên tập trung tạo ra nội dung hữu ích cho người đọc, từ đó sẽ kích thích họ chia sẻ với người thân và bạn bè. Không nên sao chép nội dung, nhất là từ các đối thủ để tránh những rắc rối không đáng có sau này.
Đảm bảo các bài viết đều thể hiện hình ảnh truyền thông thương hiệu và thông điệp muốn truyền tải. Những bài viết mang tính hài hước cùng hình ảnh đẹp sẽ thu hút người đọc, tuy nhiên thông tin cần đảm bảo chính xác. Có thể xây dựng từng chủ đề riêng và triển khai thành loạt bài. Sử dụng các nguồn thông tin phong phú, trực quan sinh động từ hình ảnh, video, âm nhạc cho đến những bài viết phân tích chuyên sâu nếu cần thiết.
4. Tham gia thảo luận
Những thông tin đăng tải sẽ nhận nhiều nhận xét từ khách hàng, cả khen lẫn chê. Điều quan trọng để người đọc cảm thấy họ được tôn trọng là doanh nghiệp phải phản hồi nhanh chóng, tạo cầu nối trực tiếp giải đáp các thắc mắc. Khi đó, khách hàng sẽ tin tưởng vì doanh nghiệp không né tránh những vấn đề nêu ra.
Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, mời gọi họ tham gia đăng tải thông tin cũng như đánh giá chất lượng nội dung để tạo kênh kết nối đa chiều.

Xu hướng tiếp thị mới bằng biểu tượng cảm xúc

Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên lạm dụng, dùng quá thường xuyên sẽ gây sự nhàm chán. Hoặc những biểu tượng được đưa vào không phù hợp với bối cảnh, yếu tố văn hóa, lịch sử quốc gia sẽ tạo phản ứng ngược cho thương hiệu.


Những hình ảnh nhỏ xinh thể hiện trạng thái cảm xúc (emoji) giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách trực quan, ấn tượng đến người dùng.Xu hướng tiếp thị bằng biểu tượng cảm xúc
Hãng Swyft Media mới đây công bố khảo sát, theo đó, có đến một phần tư người dùng Mỹ dùng biểu tượng cảm xúc, sticker hay chat thường xuyên. Tính ra khoảng 6 tỷ biểu tượng cảm xúc xuất hiện hàng ngày. Trong đó, emoji "Tears of Joy" hiện diện với tần suất nhiều nhất, theo nghiên cứu của Oxford University Press và công ty công nghệ di động SwiftKey.
"Biểu tượng cảm xúc không còn bó hẹp trong việc chat hay nhắn tin của giới trẻ mà trở thành một dạng sắc thái giúp người dùng thể hiện tình cảm, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ và văn hóa", đại diện Oxford Dictionaries chia sẻ.
Xu hướng thịnh hành này nhanh chóng được các nhà marketing đón nhận để đưa vào chiến lược tiếp thị hình ảnh. Biểu tượng cảm xúc đã "di cư" từ những cuộc truyện trò cá nhân vào thông điệp quảng bá thương hiệu.
Qua khảo sát gần 9.400 chiến dịch truyền thông sử dụng biểu tượng cảm xúc, công ty tiếp thị di động Appboy nhận xét, tỷ lệ áp dụng phương thức mới này tăng gấp 8 lần, tương đương 775%. Trong các chiến dịch tiếp thị email, mức tăng trưởng còn cao hơn nhiều.
Ngành bán lẻ, thực phẩm, nước giải khát hay game đều tăng cường đưa hình ảnh nhỏ nhắn vui nhộn vào thông điệp, nhất là vào những kỳ nghỉ hay dịp cuối tuần. 35% thông tin do nhiều thương hiệu đăng tải trên mạng xã hội Instagram cũng có sự xuất hiện của emoji.
Theo các chuyên gia marketing, biểu tượng cảm xúc đã trở thành một phần không thể thiếu của phương thức tiếp thị kỹ thuật số. Điều này giúp thông điệp của doanh nghiệp nổi bật, đầy xúc cảm, tiếp cận một cách trực diện, tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ với người dùng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên lạm dụng, dùng quá thường xuyên sẽ gây sự nhàm chán. Hoặc những biểu tượng được đưa vào không phù hợp với bối cảnh, yếu tố văn hóa, lịch sử quốc gia sẽ tạo phản ứng ngược cho thương hiệu.
Cuối năm 2015, tổ chức biên soạn từ điển Oxford Dictionaries đã bầu chọn "Từ của năm" là biểu tượng cảm xúc emoji "Tears of Joy" thay vì những ngôn từ thường dùng trong đời sống thường ngày.
Đại diện Oxford University cho rằng, sự thắng thế của emoji thể hiện những biến chuyển trong cách mọi người giao tiếp hàng ngày trên mạng, nhất là giới trẻ.

21 bí kíp của nghệ thuật bán hàng

Một người kể chuyện hay có kỹ năng pha chế thêm những gia vị bí mật giúp bạn có nhiều bạn hơn, tạo ra ảnh hưởng tới nhiều mặt hơn và có nhiều niềm vui hơn trong công việc và cuộc sống. Một người kể chuyện hay sẽ phá vỡ mọi rào cản, thu hút người nghe, biến bạn thành một diễn giả và có thể đưa trình bán hàng của bạn lên một tầm cao mới. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Bạn có giỏi kể chuyện không?” - Mark Raymo, Salesforce.


Bán hàng là một công việc không hề dễ dàng. Thậm chí nhiều người còn cho rằng nó có tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Công việc này càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh môi trường công nghệ như hiện tại - nơi mà mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng.21 bí kíp nâng cao nghệ thuật bán hàng
Để giúp nâng cao nghệ thuật bán hàng, dưới đây là 21 bí kíp bất kỳ dân sales nào cũng cần "nằm lòng":

1. “Càng liều lĩnh bạn càng có cơ hội nhận lại thành quả lớn hơn. Đó là cuộc sống. Vì vậy một là đặt cược thật lớn, hai là yên phận ở nhà”, Mia Dand - CEO Lighthouse3.

2. “Hãy chuẩn bị nhiều câu hỏi. Nhân viên bán hàng thường chỉ chăm chú chuẩn bị những gì muốn nói với khách hàng mà quên suy nghĩ về việc nên đặt những câu hỏi nào. Một buổi bán hàng thành công không dừng lại ở việc đưa ra thông tin cho khách hàng mà nên đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về họ”, Mark Hunter - The Sales Hunter.

3. “Hãy kết hợp video vào quá trình bán hàng. Cố gắng không chỉ nói từ slide này đến slide khác một cách đều đều, đơn điệu. Thay vào đó, hãy đi quanh căn phòng và thu hút người nghe sau đó xen kẽ thêm những video để giải thích cho các quan điểm mà bạn đưa ra. Nội dung video có thể về cách bạn đang giúp công ty phát triển và phỏng vấn các thành viên trong nhóm”, Yaniv Masjedi - Phó chủ tịch marketing của Nextiva.

4. “Luôn giảm giá cho những ai thích mặc cả. Chi phí cho mỗi lần mua hàng sẽ: Cao hơn một chút nhưng cái tôi của khách hàng: Vô giá”, Rohan Ayyar - chuyên gia marketing.

5. "Sử dụng ngôn ngữ, màu sắc đặc trưng của doanh nghiệp, font chữ và hình ảnh để cá nhân hoá thông điệp của bạn", Paul Walker - Salesforce.

6. “Hãy kết bạn với những người 'bạn của bạn bạn'. Dù là người bận rộn đến thế nào cũng không thể từ chối lời giới thiệu từ một người thân, bạn bè”, Rohan Ayyar, chuyên gia marketing.

7. “Hãy xin lỗi nếu làm sai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, khách hàng sẽ không còn nhớ nhiều tới sai lầm bạn mắc phải, thay vào đó họ quan tâm tới những điều bạn làm được sau đó”, Matt Heinz - chủ tịch Heinz Marketing.

8. “Hãy kết thân với đội ngũ marketing ở công ty”, Phil Simpson, Salesforce.

9. “Những từ và cụm từ khẳng định có sức mạnh kỳ diệu. Từ 'bởi vì' là một trong số đó. Trong một câu, từ liên kết 'bởi vì' sẽ kích thích người nghe nghĩ rằng: 'Ồ, điều tôi sắp nghe tới đây sẽ biện giải cho những gì được nghe trước đó' và cách kỳ diệu này có thể mang lại hiệu quả ghê gớm trong quá trình bán hàng của bạn”, David Priemer, Salesforce.

10. “Làm việc đa nhiệm là kỹ năng đang được đánh giá quá cao. Trên thực tế, tôi tin rằng đa nhiệm chỉ đơn giản là cơ hội làm rối tung rất nhiều thứ cùng một lúc. Chìa khoá để thành công trong một môi trường bán hàng đầy cơ hội là sự ưu tiên nghiêm ngặt”, Nick Hedges, CEO và chủ tịch Velocify.

11. “Thường thì sau khi hoàn tất được thoả thuận lần đầu tiên, tôi cảm ơn khách hàng bằng một bữa trưa hoặc ngồi cà phê. Một khi thoả thuận hoàn thành, tôi nhận ra rằng áp lực đã không còn nữa và lúc này sẽ dễ dàng hơn cho bạn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, chuẩn bị cho những mục tiêu dài hạn hơn sau này”, Jessica Medeiros, Salesforce.
12. “Đối với nhóm khách hàng có trình độ và xuất thân khác nhau, hãy lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi”, Tarum Pant, Salesforce.

13. “Nếu có thể khiến khách hàng cười, bạn đã thành công rồi đó!”, Elizabeth Ostby, Salesforce.

14. “Dù bận rộn đến mấy cũng đừng để email của khách hàng tồn đọng tới vài giờ hay vài ngày mà không phản hồi lại. Hãy dành 15 giây để đọc email và cho họ biết bạn sớm muộn gì cũng trả lời trong một khoảng thời gian X nào đó”, Bernad Sullivan, Salesforce.

15. “Trước khi bắt đầu bất kỳ cuộc thảo luận nào, hãy luôn biết khách hàng của bạn là ai và họ kiếm tiền bằng cách nào. Bạn sẽ bị mất điểm nhanh chóng khi ngồi cùng một khách hàng đang nắm vị trí CEO mà không hề biết doanh nghiệp của anh hay chị ấy đang điều hành hoạt động trong lĩnh vực gì”, Emily Markenson, Salesforce.

16. “Quên bữa trưa hoặc uống bia đi. Bạn nên thực hiện những trải nghiệm thiết thực cùng với khách hàng của mình”, Rohan Ayyar.

17. “Đầu tiên hãy cho khách hàng biết họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi mua sản phẩm. Sau đó sử dụng nghệ thuật bán chéo, đưa ra gợi ý về một sản phẩm có mức giá đúng bằng con số đó”, Rohan Ayyar.

18. “Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nên tập trung vào việc nâng cao thêm giá trị cho khách hàng trước cả khi họ yêu cầu. Ví dụ, thay vì gửi email hay gọi điện với cùng một nội dung, tại sao không gửi cho khách hàng một bài báo hay cuốn sách kinh doanh mà bạn cho là họ sẽ cảm thấy thích” - David Priemer.
19. "Những công cụ đo lường hiệu quả bán hàng không chỉ dành cho các nhà quản lý, nó dành cho cả chính nhân viên sales. Hãy cho họ biết khả năng đạt được hạn mức doanh số bán hàng và hình dung về mục tiêu doanh thu", William Tyree, Giám đốc marketing RingDNA.

20. “Có một câu hỏi nhanh… Bạn có giỏi kể chuyện không? Hay lần cuối cùng bạn kể một câu chuyện hay là khi nào? Có thể điều này xảy ra khi bạn trò chuyện trong một nhóm bạn, đồng nghiệp hay con cái của bạn.

Một người kể chuyện hay có kỹ năng pha chế thêm những gia vị bí mật giúp bạn có nhiều bạn hơn, tạo ra ảnh hưởng tới nhiều mặt hơn và có nhiều niềm vui hơn trong công việc và cuộc sống. Một người kể chuyện hay sẽ phá vỡ mọi rào cản, thu hút người nghe, biến bạn thành một diễn giả và có thể đưa trình bán hàng của bạn lên một tầm cao mới. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Bạn có giỏi kể chuyện không?” - Mark Raymo, Salesforce.

21. “Công nghệ không thể giúp bạn đạt được các thoả thuận. Cái bạn cần là công nghệ giúp bạn thực hiện điều này nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn mà thôi”, Matt Heinz, chủ tịch Heinz Marketing.

Startup cần làm gì để xây dựng được thương hiệu?

Được biết, ngoài là Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn L Brands - Công ty mẹ của Victoria's Secret, Leslie Wexner còn nổi tiếng là bậc thầy trong ngành bán lẻ. Ông đã gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp của mình, từ việc mở cửa hàng, thiết kế, bán hàng, định giá, khuyến mãi, gắn kết nhân viên, cho đến tạo ra sự phấn khích thị giác, và đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo. Ông có kỹ năng tiếp thị tự nhiên, sớm phát hiện những nhu cầu tiềm ẩn khách hàng, và nhạy bén trong việc tấn công thị trường ngách.Startup cần làm gì để xây dựng thương hiệu?


Theo Michael J. Silverstein - cố vấn kinh doanh của Công ty Boston Consulting Group, đồng tác giả sách Rocket: Eight Lessions to Secure Infinite Growthđể thành công trong kinh doanh, ngoài kinh nghiệm làm việc, nhà khởi nghiệp (startup) cần am hiểu khách hàng, có khả năng dự đoán thị trường và thêm cả tính tò mò.
Ban đầu, khi "ông vua cà phê" Howard Schultz đề nghị mua lại Starbucks, thương hiệu này chỉ mới có 3 cửa hàng, và cho đến hôm nay Starbucks đã có hơn 22.000 cửa hàng. Năm 2016, Schultz đã thực hiện được giấc mơ cả đời khi mở cửa hàng đầu tiên tại Ý – đất nước nổi tiếng với nhiều tín đồ cà phê và vốn khó chịu với văn hóa “take away” (vừa đi vừa uống ngoài đường) của người Mỹ.
Hay như khi Leslie Wexner – ông chủ đứng sau thương hiệu tỷ đô Victoria’s Secrect - mở cửa hàng The Limited đầu tiên, ông chỉ hy vọng có thể phát triển thêm 3 hoặc 4 cửa hàng. Hiện tại, Wexner sở hữu trong tay 3 thương hiệu đồ lót nổi tiếng (Victoria’s Secrect, Pink, và La Senza), chiếm 41% thị phần của thị trường Mỹ, tạo ra hơn 10.000 cửa hàng và thu về 8 tỷ USD doanh thu mỗi năm chỉ với riêng thương hiệu Victoria’s Secrect.
Trong số những doanh nhân thành công trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu, không thể không kể đến Brunello Cucinelli – ông hoàng của thế giới cashmere - loại sợi tự nhiên hiếm nhất thế giới thường được dùng làm áo len, khăn… Khi Cucinelli chọn mua 24 kg cashmere đầu tiên, mục đích của ông cũng chỉ để kiếm tiền từ việc đan áo len, sau đó kết hôn và sống một cuộc đời bình thường. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, Cucinelli đã có trong tay 125 cửa hàng được đặt tại các khu đô thị giàu có bậc nhất thế giới cùng một công ty có giá trị lên đến 1,5 tỷ USD.
Điểm chung của ba doanh nhân này là không ai trong số họ từng có hình dung rõ ràng về đích đến kinh doanh của mình trong tương lai, nhưng bù lại họ có năng lượng, sự tò mò, lòng dũng cảm, và khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh.
Những câu chuyện kinh doanh của họ là bài học quý giá đối với các nhà khởi nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu mang tính biểu tượng, được Silverstein phân tích và giới thiệu trên trang Harvard Business Review.
Định hướng khách hàng
Ngay từ đầu, cả Schultz, Wexner và Cucinelli đều xem bản thân như người phục vụ khách hàng dưới nhiều vai trò: nhà sáng lập, người giám sát, nhà quản lý thương hiệu, giám đốc tài chính, nhà tuyển dụng và người am hiểu tâm lý khách hàng. Họ biết rằng nhiều khách hàng tiềm năng không tự biết bản thân muốn gì nên họ cũng không tìm kiếm những phản hồi dứt khoát từ những đối tượng này.
Tất nhiên, mọi nhà lãnh đạo đều muốn nhìn thấy phản ứng rõ ràng của khách hàng đối với sản phẩm hay chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp, tuy nhiên họ biết rằng sở thích của người dùng luôn thay đổi dựa trên những thứ mà người dùng có thể nhìn thấy, sờ hay cảm nhận.
Thực tế, khách hàng vốn không dành nhiều thời gian để tự mình nghĩ ra một ý tưởng mới. Họ không thể tự dự đoán hành vi của bản thân mà thường so sánh mọi thứ với tình hình hiện tại để tham khảo. 
Do đó, trong nhiều trường hợp, các doanh nhân thường chọn cách phát triển nội dung mới dựa trên những gì đã có. Nếu đang trong giai đoạn sáng tạo, nhà khởi nghiệp nên tìm kiếm những ý tưởng thực sự mới lạ đủ sức gây chú ý tới những người không quan tâm nhất. Bạn cần tạo ra lý do để khách hàng mua sản phẩm và lý do để họ khoe chúng với bạn bè.
Khả năng thích nghi hoàn cảnh
Trong giai đoạn phát triển thương hiệu, nhà khởi nghiệp cần khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng về nội dung thương hiệu. Đây là việc không hề dễ dàng, đòi hỏi người sáng tạo phải biết cách kể chuyện và truyền tải nội dung thương hiệu thông qua câu chuyện đó.
Mục đích của việc này nhằm nhìn ra những hy vọng, ước mơ, sự bất mãn và cả nỗi sợ hãi của khách hàng để hiểu họ hơn, từ đó đề ra chiến lược phù hợp đáp ứng nhu cầu cụ thể và riêng biệt ứng với từng nhóm khách hàng.
Wexner chia sẻ: "Doanh nhân là người hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu. Họ hiểu giá trị thương hiệu là thứ mỏng manh dễ bị hủy hoại và cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi nếu muốn thành công trong kinh doanh. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực bán hàng, ngay cả khách hàng trung thành nhất cũng chỉ 'ở lại' với sản phẩm trong khoảng 32 giây. Đó là lý do bạn không thể và cũng không nên tin vào lòng trung thành của người tiêu dùng, bởi trong cuộc sống mọi thứ đều có thể thay đổi".
Được biết, ngoài là Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn L Brands - Công ty mẹ của Victoria's Secret, Leslie Wexner còn nổi tiếng là bậc thầy trong ngành bán lẻ. Ông đã gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp của mình, từ việc mở cửa hàng, thiết kế, bán hàng, định giá, khuyến mãi, gắn kết nhân viên, cho đến tạo ra sự phấn khích thị giác, và đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo. Ông có kỹ năng tiếp thị tự nhiên, sớm phát hiện những nhu cầu tiềm ẩn khách hàng, và nhạy bén trong việc tấn công thị trường ngách.
"Nếu không sớm làm quen với sự thay đổi của môi trường, bạn sẽ mất khả năng thích nghi với chúng. Hoặc bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, hoặc là bạn sẽ phát triển lên một tầm cao mới", Leslie Wexner chia sẻ.

5 lưu ý quan trọng với việc bán hàng đa kênh

Công nghệ là yếu tố không thể thiếu nhằm "tăng tốc" cho công việc kinh doanh trong xu thế TMĐT phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, để đầu tư một hệ thống bài bản, hoàn chỉnh thì DN cần phải đầu tư rất nhiều tiền mà chưa chắc đã chuyên tâm làm tốt.

Bán hàng đa kênh đang là hướng đi của phần lớn các chủ cửa hàng. Theo khảo sát được thực hiện với 15.000 khách hàng của nền tảng bán hàng Bizweb, hầu hết các cửa hàng đều bán hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó, website và Facebook đang dẫn đầu xu hướng này và được đánh giá có hiệu quả nhất. 
5 lưu ý quan trọng với bán hàng đa kênh1. Đừng cầu toàn
Lời khuyên dành cho những ai đang trong tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" khi sử dụng một kênh bán hàng mới là đừng chờ đợi mọi thứ rõ ràng mới bắt đầu, bởi vì lúc ấy bạn đã chậm chân do có rất nhiều người đã nhận ra điều đó. Sẽ không có cơ hội tốt hơn cho bạn nếu bạn cầu toàn và chờ mọi thứ hoàn thiện sẵn sàng.
Một trong những triết lý kinh doanh của tỷ phú Jack Ma là "chưa rõ ràng mới là cơ hội thực sự", chứ đợi đến khi rõ ràng, cơ hội sẽ hẹp đi rất nhiều. Nokia là một ví dụ điển hình, việc chú tâm đi theo hướng của riêng mình mà không nhìn thấy tiềm năng của điện thoại cảm ứng thông minh khiến tên tuổi thương hiệu một thời lừng lẫy trong làng di động này đã bị thay thế trên thị trường.
2. Xuất phát nhanh, tinh chỉnh liên tục
Bán hàng thông qua nhiều kênh cần bắt đầu kịp thời, nhanh nhạy khi thấy cơ hội, đồng thời trong quá trình ứng dụng cũng phải điều chỉnh cho hợp lý bởi internet hay thương mại điện tử (TMĐT) luôn đổi mới, cập nhật liên tục. Hai hành động này phải đi đôi với nhau, xuất phát nhanh không có nghĩa là hấp tấp, vội vàng mà theo sau đó phải là quá trình tìm hiểu, điều chỉnh cho phù hợp và sau cùng cần đánh giá đúng hiệu quả của từng kênh bởi không phải kênh nào cũng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hay doanh nghiệp (DN) của bạn.
3. Chớ ôm đồm
Hiện tại, một DN, cửa hàng có 6 kênh bán hàng được đánh giá mang lại hiệu quả, gồm: POS (cửa hàng truyền thống), website, mạng xã hội, sàn TMĐT, ứng dụng điện thoại, tiếp thị liên kết (mạng lưới cộng tác viên hoặc website khác).
Không nhất thiết phải làm tốt tất cả các kênh này, điều cần thiết và "dễ ăn" hơn là làm tốt 1 - 2 kênh chủ đạo, sau đó phát triển dần các kênh khác. Các chủ cửa hàng cần chọn lọc và hiểu rõ rằng tham lam, ôm đồm chỉ khiến quá trình kinh doanh trở nên rối ren và khó tập trung nguồn lực để tận dụng tối đa hiệu quả của các kênh bán hàng mà thôi.
4. Xử lý đơn hàng tập trung
Đây là quy trình quan trọng cần được tối giản để tiết kiệm công sức, nguồn lực trong vận hành kinh doanh. DN đã hướng tới xu thế bán hàng thông qua nhiều kênh nhưng chưa thực sự gọi là bán hàng đa kênh. Mỗi kênh sử dụng nền tảng riêng, hệ thống quản lý riêng nên cần quy trình và nhân sự phụ trách riêng.
Với nguồn lực hạn chế, làm một kênh còn chưa tốt thì làm nhiều kênh chắc chắn hỏng. Chính vì vậy, DN cần một hệ thống tích hợp tất cả các kênh bán hàng về một nền tảng thống nhất, quản lý tập trung. Nơi đó, DN chỉ cần thực hiện một quy trình duy nhất nhưng lại có thể bán hàng trên nhiều kênh. Đó là cách tiết kiệm nhân lực cũng như nguồn lực nhưng vẫn phát triển đa kênh hiệu quả.
Đây cũng là lý do và động lực dành cho các đơn vị cung cấp website để tạo ra một nền tảng mà ở đó tất cả các kênh bán hàng sẽ được tích hợp và quản lý tập trung một cách nhanh chóng nhất có thể, mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí cho người kinh doanh.
Khi đó, các chủ cửa hàng có thể bán hàng trên các kênh khác nhau như website, Facebook, Zalo, Sendo, Lazada..., và các đơn hàng hay liên hệ của khách hàng từ các kênh này sẽ được tự động tích hợp và cập nhật về một khu quản trị chung để chủ cửa hàng dễ dàng quản lý, xử lý đơn hàng và kết nối vận chuyển.
5. Hãy để người chuyên nghiệp lo
Công nghệ là yếu tố không thể thiếu nhằm "tăng tốc" cho công việc kinh doanh trong xu thế TMĐT phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, để đầu tư một hệ thống bài bản, hoàn chỉnh thì DN cần phải đầu tư rất nhiều tiền mà chưa chắc đã chuyên tâm làm tốt.
Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu DN "trưng cầu" về công nghệ tại những đơn vị cung cấp chuyên nghiệp, nơi đã có nhiều kinh nghiệm và sở hữu nhiều khách hàng bởi họ có khả năng làm tốt hơn cho DN so với việc DN "tự cung tự cấp" và phải lo quá nhiều thứ, đặc biệt đối với các DN nhỏ. Trong lĩnh vực TMĐT, kỹ thuật là điều kiện cần, chiến lược mới là điều kiện đủ. Công nghệ đặc biệt quan trọng nhưng DN nên để người chuyên nghiệp lo.

Đừng bao giờ bỏ qua marketing truyền miệng


Tuy nhiên, giống như hai mặt của một vấn đề, sự hiệu quả cùng với chi phí thấp mà marketing truyền miệng mang lại luôn đi cùng với nó là những rủi ro rất lớn, bởi đám đông luôn rất khó điều khiển và họ cũng thường nhớ lâu và thích nói về những điều tiêu cực như những scandal của Hồ Ngọc Hà, Minh Béo… hơn là những câu chuyện tích cực của Michelle Phan.
Đừng bỏ qua marketing truyền miệng
Giới làm marketing hay nói vui, truyền miệng là loại hình marketing đầu tiên trên thế giới, cùng với sự xuất hiện của con người. Nó bắt đầu từ sự kiện con rắn “dụ” Eva để rồi Eva “dụ” Adam hái trái táo (trái cấm) trong câu chuyện về nguồn gốc loài người (theo Kinh thánh).
Hiểu theo một cách dân dã, marketing truyền miệng là việc sử dụng những “lời đồn”, những sự kiện, những tin tức đặc biệt, thông qua nhiều “câu chuyện”, nhiều lời kể khác nhau từ người này sang người khác, góp phần lan tỏa hình ảnh, thông điệp, sản phẩm… từ doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.

Nhưng dù phương pháp marketing truyền miệng có phải là hình thức marketing đầu tiên hay không, nếu vấn đề của doanh nghiệp bạn, giống như vấn đề của hầu hết những doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay, là làm cách nào có được thật nhiều khách hàng mới với một nguồn kinh phí dành cho bán hàng, cho marketing, cho quảng cáo luôn eo hẹp, thì phương pháp marketing truyền miệng thực sự là một sự lựa chọn tối ưu, giúp bạn vừa tốn ít chi phí vừa mang lại hiệu quả thực sự “khủng khiếp”.

CEO của Constant Contact (công ty xếp hạng thứ 179 trong danh sách Technology Fast 500 của Deloitte năm 2011 và nhận giải thưởng Best Overall Company của Mỹ vào các năm 2009, 2010 và 2011) – bà Gail F. Goodman trong quyển Marketing tương tác đã thực hiện một cuộc khảo sát với đối tượng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp nước Mỹ, sau đó bà đã đưa ra một nhận định rằng: 83% doanh nghiệp có “mối” làm ăn chủ yếu đến từ những “lời giới thiệu”.
Trong 83% những người giới thiệu ấy, hẳn nhiên không thể là những người hoàn toàn xa lạ, những người chưa bao giờ nghe đến doanh nghiệp bạn và chưa từng thử nghiệm sản phẩm của bạn. Họ phải là những người đã hoặc đang sử dụng sản phẩm của bạn, phải là những người cảm thấy “cực kỳ thoải mái và ấn tượng” với trải nghiệm nhận được, phải là người “nhớ như in” câu chuyện của bạn, đến mức cái tên của công ty bạn in sâu vào tâm trí của những khách hàng này, sau đó khiến họ bật ra trong vô thức vào những cuộc trò chuyện hằng ngày hay những lời khuyên mua sắm của họ dành cho bạn bè.

Và chúng ta đều biết, một lời giới thiệu đến từ những người chúng ta quen biết luôn có sức mạnh hơn rất nhiều so với những câu từ được trau chuốt kỹ lưỡng phát ra rả hằng ngày trên các phương tiện truyền thông.

Cùng với việc bùng nổ mạng xã hội như hiện nay, với việc mỗi chúng ta đều có thể “kết nối” hằng ngày với ít nhất vài trăm người bạn, thì sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của marketing truyền miệng thậm chí còn “dữ dội” hơn xưa rất nhiều. Chỉ với một dòng status (trạng thái) trên một tài khoản Facebook cá nhân, một dòng tweet (tương tự status) trên một tài khoản Twitter hay một video quay đơn sơ bằng điện thoại cầm tay đăng lên YouTube…, bạn đã có thể tiếp cận đến hàng trăm ngàn người, thông qua bạn của bạn, của bạn bạn… để tạo ra cả một trào lưu chỉ trong vòng một đêm với chi phí thậm chí là 0 đồng.

Năm 2007, sau khi Michelle Phan nộp đơn xin việc tại hãng mỹ phẩm Lancôme và bị hãng này từ chối với lý do cô không biết cách bán hàng, cô đã quyết định tự quay những video hướng dẫn trang điểm và đăng tải chúng lên kênh chia sẻ video trực tuyến YouTube. Những video này của cô sau đó bất ngờ trở thành một hiện tượng, giới trẻ ở nhiều quốc gia bắt đầu chia sẻ cho nhau, bình luận, bắt chước và cuối cùng trở thành “fan” hâm mộ của cô gái trẻ gốc Việt. Sau đó, chính hãng mỹ phẩm Lancôme, trong một lần tìm cách quảng bá cho những dòng sản phẩm mới của mình, đã xem được những video này của Michelle và nhanh chóng mời cô trở thành người đại diện thương hiệu cho họ. Đến nay, những video của Michelle Phan đã đạt hơn 1 tỉ lượt xem, hơn 7,6 triệu người nhấn nút Subcribe (đăng ký theo dõi cô trên YouTube) và thương hiệu Ipsy do cô sáng lập hiện tại được định giá lên tới hơn 84 triệu USD.

Tuy nhiên, giống như hai mặt của một vấn đề, sự hiệu quả cùng với chi phí thấp mà marketing truyền miệng mang lại luôn đi cùng với nó là những rủi ro rất lớn, bởi đám đông luôn rất khó điều khiển và họ cũng thường nhớ lâu và thích nói về những điều tiêu cực như những scandal của Hồ Ngọc Hà, Minh Béo… hơn là những câu chuyện tích cực của Michelle Phan.

Cuối cùng, theo lời khuyên của Gail F. Goodman, nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ đám đông và có được một câu chuyện hấp dẫn đủ để đám đông “truyền miệng”, hãy bắt đầu đơn giản bằng cách tiếp cận những người “kể chuyện” tiềm năng, cung cấp cho họ những trải nghiệm về dịch vụ, về sản phẩm thật tốt, thật ấn tượng, lôi kéo họ giữ liên lạc thường xuyên sau đó sử dụng những công cụ như email, tin nhắn, cuộc gọi…, những mạng xã hội như Facebook, Twitter… để tương tác và khuyến khích họ nhớ, trước khi mong họ nói tốt về thương hiệu của bạn.